13/10
2020

DINH DƯỠNG TRONG BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP


  1. Bệnh tăng huyết áp là gì? 

Huyết áp chính là áp lực trong hệ thống mạch máu.

Tăng huyết áp: khi huyết áp bằng hoặc lớn hơn 130/80mmHg

Tổn thương của cơ thể trong bệnh cao huyết áp: các mạch máu có thể bị vỡ gây đột quỵ, nhồi máu cấp…, và các cơ quan như tim, não, thận… sẽ hư hỏng dần → không thể sửa chữa được.

Tăng huyết áp là một bệnh mạn tính không lây liên quan đến dinh dưỡng và lối sống→ điều trị suốt đời nhằm duy trì bệnh ở mức ổn định, tránh các biến chứng

Yếu tố nguy cơ:

  • Di truyền
  • Lối sống: stress, rượu, thuốc lá, béo phì, không tập thể dục, rối loạn chuyển hóa, ăn mặn, tiếp xúc Natri sớm và tuổi tác
  • Giới tính: nữ nhiều hơn nam
  1. Ăn uống thế nào khi đã mắc bệnh tăng huyết áp?

Điều chỉnh cân nặng cơ thể về mức bình thường

  • Thừa cân – béo phì nguy cơ tăng huyết áp 2-6 lần so với bình thường. Giảm 10kg→ giảm huyết áp trung bình 5-20mmHg
  • Nếu cần giảm năng lượng so với cân nặng hiện tại: giảm chậm hơn béo phì không tăng huyết áp
  • Nếu cần tăng năng lượng: tăng số bữa, không tăng lượng ăn/ bữa

Tăng huyết áp nhạy cảm với muối

  • Muối là thực phẩm cần hạn chế nghiêm ngặt nhất. Giảm muối trong khẩu phần ăn dưới 5gram/ ngày → huyết áp động mạch trung bình giảm trên10mmHg (>10%)
  • Hạn chế thực phẩm: dưa cà, khô mắm, xúc xích, đồ hộp, snack…, bỏ thói quen chấm thêm nước chấm, sốt, tương… và nêm thức ăn nhạt nhất có thể.
  • Thực phẩm nhiều muối: bột nêm, bột ngọt, phủ tạng động vật, hải sản…

Chất bột đường:

  • An toàn hơn chất đạm và chất béo. Ưu tiên chọn các loại chất bột thô như gạo lứt, bánh mì đen…
  • Bánh kẹo, nước ngọt, trái cây có vị ngọt cũng cần hạn chế ở người tăng huyết áp có thừa cân – béo phì.
  • Chiếm tỉ lệ 60-70%

Chất đạm(thịt, cá, tôm tép, trứng, sữa, đậu, hạt, …):

  • Dựa trên chức năng thận
  • Chiếm 15% năng lượng khẩu phần
  • Đạm động vật: chiếm 1/3 tổng đạm khẩu phần (đạm thực vật gồm các loại đậu và hạt như hạt dẻ, hạt mắc ca…)

Chất béo:

  • Tối đa 25% năng lượng khẩu phần
  • Chất béo nguy hiểm cho tim mạch: mỡ, bơ, phô mai, da hay lòng động vật, margarine, sữa nguyên kem, lòng đỏ trứng…
  • Tăng huyết áp có kèm theo tăng mỡ máu→ hạn chế thức ăn chiên, quay, nướng… và các thực phẩm chế biến công nghiệp như mì gói, snack…

Nên uống tối thiểu 200ml sữa / một bữa phụ/ ngày. Nên dùng sữa không béo không đường

Tăng thực phẩm giàu canxi: như đậu hũ, mè, cá tép nhỏ ăn cả xương cả vỏ. Mỗi tuần nên có ít nhất 2 bữa ăn với mỗi loại thực phẩm này.

Rau xanh và trái cây tươi ít ngọt: cung cấp khoáng chất, vitamin, chất chống oxy hoá… giúp bảo vệ các tế bào trong cơ thể. Kali có nhiều trong rau xanh và trái cây tươi, giúp bảo vệ tim mạch, và các chất xơ giúp điều hoà mỡ trong máu. Mỗi ngày, nên ăn ít nhất 300g rau và 200g trái cây các loại.

  1. Thói quen:

  • Bỏ thuốc lá (tránh cả việc hít khói thuốc lá)
  • Nếu thích uống trà, nên uống trà loãng. Không nên dùng quá 2 tách trà hay cà phê mỗi ngày.
  • Chất cồn: gây rối lọan lipid máu, rối loạn chức năng gan→ hạn chế
  • Cuộc sống cân đối, vui vẻ, ít stress.
  • Ngủ đủ giấc (ít nhất 7 giờ trong đêm) và nghỉ ngơi hợp lý sau công việc.
  • Tăng cường hoạt động thể lực và duy trì tập luyện tích cực ít nhất 30 phút/lần/ngày trong 5-7 ngày/tuần tùy theo tình trạng sức khỏe.
  1. Nguyên tắc dinh dưỡng:
  • Cân nặng hợp lý
  • Giảm muối trong khẩu phần ăn dưới 5gram/ ngày
  • Hạn chế béo
  • Uống sữa lạt
  • Ăn rau xanh và trái cây tươi ít ngọt
  • Hạn chế cồn
  • Giảm stress
  • Rèn luyện sự dẻo dai của cơ thể

Khoa Dinh dưỡng tiết chế