09/11
2018

Dinh dưỡng cho bệnh nhân đái tháo đường

I. MỤC TIÊU DINH DƯỠNG:

Kiểm soát đạt mục tiêu:

  • Đường huyết
  • Huyết áp
  • Lipid máu
  • Cân nặng hợp lý

II. NHU CẦU DINH DƯỠNG

  1. NHU CẦU CHẤT BỘT ĐƯỜNG:
  • 50-60% NLKP, tùy tình trạng và mục tiêu dinh dưỡng bệnh nhân
  • Chọn thực phẫm có GI mức trung bình trở xuống
  • Hạn chế tối đa dùng đường đơn giản và các loại thực phẫm năng lượng rỗng

GLYCEMIC INDEX (GI):

  • Chỉ số đường huyết của một loại thực phẩm (GI) là đại diện cho tốc độ tăng đường huyết của loại thực phẩm đó.
  • Chỉ số đường huyết cao: > 70
  • Chỉ số đường huyết trung bình: 56-69
  • Chỉ số đường huyết thấp: 40-55
  • Chỉ số đường huyết rất thấp: < 40

GLYCEMIC LOAD (GL)

  • Tải lượng đường huyết = Glycemic Load (GL)
    Là một chỉ số cho biết đường huyết sẽ tăng BAO NHIÊU (nhiều hay ít) khi ăn loại thực phẩm đó.
  • Công thức:     GL= GI* khối lượng Carb / 100
  • Tải đường huyết cao: > 19
  • Tải đường huyết trung bình: 10 – 19
  • Tải đường huyết thấp: <10
  1. NHU CẦU CHẤT ĐẠM:
  • 10-20% năng lượng khẩu phần
  • Nhu cầu giảm trong các trường hợp có biến chứng thận
  1. NHU CẦU CẤT CHẤT BÉO:
  • Hạn chế chất béo bảo hòa → giảm biến chứng tim mạch
  • Nhu cầu chất béo người bình thường: 20-25% NLKP
  • Nhu cầu chất béo người đái tháo đường: 18-20% NLKP
  • Cholesterol người bình thường: <300mg/ ngày
  • Cholesterol người đái tháo đường: <200mg/ ngày
  1. NHU CẦU NATRI:
  • Muối: < 5g/ ngày (Tương đương <01 mcf muối/ ngày)
  • Tăng huyết áp: <3g/ ngày
  • Suy thận: <2g Natri/ ngày
  1. NHU CẦU CHẤT XƠ:
  • Lượng khuyến cáo chất xơ ở người đái tháo đường giống người bình thường
  • Lợi ích của chất xơ:
  • Làm chậm hấp thu glucose
  • Giảm hấp thu chất béo trong thức ăn
  • Giữ nước để làm mềm phân
  • Giảm nguy cơ ung thư ruột: tăng 13g fiber → giảm 31%
  • Giảm nguy cơ bệnh tim mạch: tăng 6g → giảm 33%/nữ và 24%/nam

III. NGUYÊN TẮC BÀN TAY ZIMBABWE:

 IV. NGUYÊN TẮC ¼: đĩa thức ăn 25cm 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  • Tiếng Việt:
  1. Đào Thị Yến Phi (9/2011) – Dinh dưỡng học – Nhà xuất bản Y học TP. Hồ Chí Minh
  2. Mai Thế Trạch và Nguyễn Thy Khuê (2007) – Nội tiết học đại cương – Nhà xuất bản Y học TP. Hồ Chí Minh
  3. Viện dinh dưỡng (2008 )- Hướng dẫn chế độ ăn cho người bệnh đái tháo đường theo đơn vị chuyển đổi thực phẩm – Nhà xuất bản Y học Hà Nội
  • Tiếng Anh:
  1. Carolyn d- Berdanier (2002) – Handbook of nutrition and food – CRC Press
  2. Jim Mann and A- Stewart Truswell (2002) – Essentials of Human Nutrition – Oxford University Press

 BsCK2. Huỳnh Trương Quốc Ngọc(khoa Dinh Dưỡng,BV Tai Mũi Họng TP.HCM)